8 Sai lầm thường gặp ở tay lái mới

Với lái mới, bước qua cánh cửa ôtô, ngồi vào ghế lái, nắm lấy vô-lăng, dường như đã là một thế giới khác. Không còn không gian thoáng đãng như khi đi xe máy, không phải muốn quay đầu nhìn là quay được nữa. Cũng bởi thế, lái mới cần mất một thời gian dài để làm quen, để rút kinh nghiệm trước khi thành "lái cứng". Dưới đây là những lỗi mà lái mới hay mắc được phụ tùng ô tô MAST Sài Gòn tổng hợp.

Không xác định được phương hướng khi lùi

1. Không xác định được phương hướng khi lùi

Hay mắc lỗi nhất là lùi xe để ghép song song vào chỗ đỗ. Chỉ cần đánh một vòng lái, xe nằm chéo theo góc vào đỗ, là tài mới đã bắt đầu loạn, vì khi nhìn qua gương không biết xe đang ở vị trí nào, còn cách tường, cách xe khác bao xa.

Để khắc phục lỗi này, không còn cách nào khác là phải tập luyện, sử dụng những kỹ năng chia sẻ về cách đỗ xe song song trên mạng để làm quen.

2. Ác mộng khi quay đầu trong phố hẹp

Để quay đầu tốt trong phố hẹp, tài mới nên chủ động, nhích xe từng chút một chứ không chờ đợi, bởi dòng xe cộ trong phố hẹp sẵn sàng len lỏi bất cứ khi nào có khoảng trống. Chú ý luôn quan sát các gương, không chỉ ở hướng cần tới mà cả hướng đối diện.

3. Nhầm chân ga chân phanh

Trong những tình huống bất ngờ, thay vì đạp chân phanh, tài xế lại đạp chân ga. Thậm chí nhiều tài xế đang trong tình huống bình thường, chạy chậm để dừng lại, nhưng vẫn đạp nhầm chân.

Để không nhầm, nên học thói quen để chân chữ V, giữ gót chân nghiêng về bên chân phanh, chỉ xoay gót để dùng mũi nhích chân ga. Bất cứ khi nào không ga, phải chuyển ngay sang đặt hờ ở chân phanh, khi đó nếu có bất ngờ thì phản xạ cũng là đạp thẳng, không bị nhầm.

4. Hay nhìn đồng hồ khi đi cao tốc

Để hạn chế việc này, lái mới nên chạy ở làn trong với tốc độ dưới khoảng 10 km/h so với tốc độ giới hạn tối đa, như thế sẽ yên tâm, không sợ quá chân, tập trung quan sát đường thay vì phân tâm vào bảng đồng hồ.

5. Bơm lốp ôtô như xe máy

Nhiều người vẫn nghĩ xe máy nặng có hơn 100 kg mà còn phải bơm 3~4 kg/cm2 thì ôtô nặng cả tấn ít nhất cũng phải bơm bằng xe máy. Sự thực thì các nhà sản xuất xe khuyến cáo áp suất lốp xe chỉ cần 2 ~ 2,5 kg/cm2 là đủ, vừa bền lốp vừa chạy êm.

Bơm lốp ôtô như xe máy

6. Tắt điều hòa trước khi tắt máy và bật lại sau nổ máy

Việc làm này chỉ đúng đối với các loại xe đời “cũ” hoặc xe có hệ thống điều hòa được "chế" bởi thợ không chuyên nghiệp. Kinh nghiệm này được truyền miệng từ các “tài già” và đến nay vẫn được phổ biến. Thực tế, hệ thống điều hoà trên ôtô ngày nay sẽ không làm việc trong quá trình khởi động và sẽ chỉ làm việc sau khi máy đã khởi động được vài giây.

7. Sử dụng tai nghe thay vì dùng tay cầm điện thoại

Nhiều người cho rằng lái xe ô tô mà sử dụng điện thoại là rất nguy hiểm điều này là hoàn toàn chính xác. Nhưng một số tài xế lại nghĩ ra cách sử dụng tai nghe đeo vào tai để gọi điện thì 2 tay sẽ có thể lái xe an toàn. Điều này chỉ tốt hơn việc nghe điện thoại bằng tay hơn 1 xíu vì bạn có 2 tay để lái nhưng nguy hiểm mang lại vẫn như nhau. Vì khi nghe điện thoại trong thời gian lâu bạn sẽ bị mất tập trung và không thể phán đoán tình huống nguy hiểm.

8. Không biết khi nào cần thay dầu

Nhiều người cho rằng phải thay dầu máy ở 1.000 km đầu tiên vì sợ "mạt" kim loại sót lại trong quá trình gia công động cơ. Tuy nhiên, thực tế công nghệ chế tạo động cơ ngày càng chính xác, thậm chí các loại gioăng đang dần biến mất mà thay vào đó là keo bịt hoặc là không gì cả. Do vậy theo khuyến cáo của nhà sản xuất, xe máy xăng nên thay dầu ở 6.000km và máy dầu là 5.000km