22 Bước sửa xe tróc sơn, ô tô trầy xước
Sơn xe bị tróc sẽ làm giảm sự đẹp mắt của xe đồng thời tạo điều kiện để các vết rỉ sét xuất hiện. Tuy nhiên, bạn có thể tự sửa xe tróc sơn, ô tô trầy và có rỉ sét tại nhà mà không cần đưa xe tới các trạm bảo dưỡng, gara sửa xe, xưởng kỹ thuật ô tô. Với 22 bước dưới đây xe bạn sẽ trở lại vẻ sáng bóng như ban đâu.
Bước 1: Mua bộ sơn xe
Theo phụ tùng ô tô MAST Sài Gòn, bạn có thể mua công cụ phục vụ cho việc sơn lại chỗ xe bị tróc tại cửa hàng phụ tùng ô tô hoặc mua online. Bộ sản phẩm nên dùng là Scratch Fix, Paint Scratch với sơn lót, màu sơn trùng khớp màu VIN và chai hợp chất rửa.
Bước 2: Kiểm tra mã sơn
Để đảm bảo sử dụng màu sơn chính xác, bạn cần xác định mã sơn cho xe. Trên hầu hết các mẫu ô tô hiện đại kể từ năm 1983, thông tin này có thể được tìm thấy ở nhãn dán trên cửa. Để chắc chắn hơn, bạn có thể cần đến mã số VIN của xe.
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ
Chuẩn bị là “chìa khóa” để có được kết quả tốt. Bạn sẽ cần giấy nhám, kẹp thủ công, tăm bông, nhíp, keo dính và ghim giấy.
Bước 4: Tạo công cụ mài
Vì xe chỉ bị tróc sơn một vùng rất nhỏ nên bạn phải chà nhám cẩn thận ở mép ngoài của chỗ tróc để tránh làm xước phần còn lại của xe. Hãy cắt giấy nhám thành các vòng tròn nhỏ và dán vào que.
Bước 5: Rửa xe
Đầu tiên, rửa xe cho sạch bụi bẩn bằng nước xà phòng ấm và lau khô.
Bước 6: Làm sạch lớp chất chống dính tại vùng tổn hại
Tiếp theo, loại bỏ tất cả lớp sáp, dầu mỡ và silicone vì những chất này sẽ ngăn sơn bám dính vào xe.
Bước 7: Xử lí phần tróc kích thước nhỏ
Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô, việc sử dụng bút sơn là sự lựa chọn tốt nhất đối với các vết hư hại nhỏ. Đầu bút tí hon cho phép người dùng dễ dàng lấp đầy sơn vào chỗ tróc. Bạn nên phun sơn hơi thừa ra một chút so với bề mặt của lớp tróc bởi vì sơn sẽ co lại trong quá trình sấy. Phần sơn dư thừa có thể được tẩy đi. Hầu hết các vết bong tróc sơn xuất hiện trên nắp ca-pô. Do đó, để tránh phần sơn mới phun loang ra, bạn có thể nâng nắp ca-pô cho đến khi phần bong tróc nằm ngang so với mặt đất.
Bước 8: Xử lí phần tróc kích thước trung bình
Đối với loại này, dụng cụ chải là cần thiết. Đầu tiên, ta cần làm sạch các mảnh vụn bằng nhíp.
Bước 9: Áp dụng lớp sơn lót
Kết quả của việc sử dụng lớp sơn lót có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ kỹ năng, vật liệu được sử dụng, màu sắc và loại sơn.
Bước 10: Áp dụng lớp sơn chính
Sau khi phủ sơn lót, ta sẽ sử dụng lớp sơn chính cho chỗ bong tróc. Sau đó đánh bóng với nước vài lần cho mịn phần mới sơn.
Bước 11: Xử lí phần tróc kích thước lớn
Đối với phần tróc lớn và có xuất hiện vết rỉ to dần, hãy sử dụng nhíp để loại bỏ lớp sơn bị bong và bám không chắc. Bạn phải làm điều này một cách cẩn thận để không biến chỗ bong tróc nhỏ trở thành một vùng lớn. Nếu không loại bỏ phần sơn không còn bám dính, lớp sơn này dần dần sẽ tự bong ra và làm hỏng việc sửa chữa.
Bước 12: Tẩy rỉ sét
Sử dụng chất tẩy chuyên dụng để hòa tan và loại bỏ rỉ sét. Nhúng tăm bông vào dung dịch và bôi lên chỗ rỉ sét nhiều lần cho đến khi sạch rỉ. Tiếp theo, rửa sạch vùng rỉ sét với cồn Isopropyl. Nếu bạn không loại bỏ tất cả các vết gỉ, sơn sẽ không bám dính đúng cách và vết gỉ sẽ lan ra dưới lớp sơn.
Bước 13: Làm mịn các mép của phần bị tróc sơn
Cẩn thận đánh bóng các cạnh cho đến khi "mịn". Các cạnh nhọn sẽ ảnh hưởng đến việc xử lý bong tróc sơn. Nên thực hiện điều này trong điều kiện "khô ráo" bởi vì nước sẽ làm rỉ sét xuất hiện.
Bước 14: Chú ý không đánh bóng quá mạnh
Cần lưu ý đừng ấn lực quá mạnh vào vùng sơn bị tróc nếu không bạn sẽ cọ vào cả lớp kim loại bên trong
Bước 15: Áp dụng lớp sơn lót
Cẩn thận phun lớp sơn lót từ phần trung tâm ra phía ngoài của chỗ bong tróc. Cố gắng đừng sơn ra ngoài rìa. Nếu lỡ làm thế, hãy sử dụng tăm bông tẩm chất tẩy để nhanh chóng lau sạch phần sơn thừa. Tốt hơn hết là giữ tất cả các dụng cụ trong tầm tay và không phải mất công tìm kiếm sau khi có sai sót bởi lẽ sơn sẽ không ở trạng thái lỏng trong thời gian lâu.
Bước 16: Chờ lớp sơn lót khô
Lớp sơn lót khô tùy thuộc vào nhiệt độ. Bạn cần kiên nhẫn chờ đợi để cho kết quả tốt. Sau đó, chúng ta mới có thể phủ bằng lớp sơn chính.
Bước 17: Chà lại chỗ sơn lót với nước
Sau khi sơn lót khô, bạn có thể đánh bóng với nước. Đừng cọ xát quá xa phần giữa của chỗ bong tróc. Chà nhám quá mạnh cũng không tốt nếu xe của bạn có màu tối hoặc sơn ánh kim.
Bước 18: Dùng tay và bàn chải phủ lớp sơn chính một cách cẩn thận
Sơn phần bị tróc lớn cần tới bàn tay tỉ mỉ nhưng chỉ với lượng nhỏ sơn trên bàn chải. Đừng sơn quá sớm sau lớp sơn lót chưa khô bởi vì dung môi trong sơn sẽ hòa tan phần sơn lót.
Bước 19: Thêm lớp phủ bên ngoài
Lặp lại bước đánh bóng với nước cho đến khi mịn bề mặt sơn. Tiếp theo, ta quét thêm một lớp phủ nữa. Lớp phủ này cũng có chất liệu dựa trên sơn mài. Bạn có thể thấy ranh giới giữa sơn mài mới và men gốc nếu bước chà nhám ban đầu không đủ để có sự pha trộn tốt.
Bước 20: Tạo các lớp sơn
Chúng ta tiếp tục đánh bóng với giấy nhám, có thể đánh bóng với nước hoặc không. Sau khi sơn lại và sấy khô, ta lại đánh bóng một lần nữa. Quá trình có phần tẻ nhạt này sẽ giúp từ từ hình thành các lớp sơn mới lên bề mặt ban đầu.
Bước 21: Rửa lại sạch sẽ toàn bộ khu vực vừa sơn
Lấy hợp chất tẩy rửa và đánh bóng khu vực vừa hoàn thiện bằng vải cotton sạch. Rửa lại để làm sạch tất cả các hợp chất và làm khô.
Bước 22: Hoàn thiện
Tất cả đã xong. Đây là hình ảnh nơi có vùng sơn lớn bị bong tróc trước đây (không có photoshop). Tóm lại, bút sơn là dễ sử dụng nhất đối với chỗ tróc nhỏ. Bộ dụng cụ trị giá 90 USD của hãng Paint Scratch sẽ là tốt hơn để xử lý vùng tróc lớn hơn. Nếu bạn có điều kiện về tài chính, tốt hơn là nên đưa xe đến xưởng sơn. Giá sơn lại nắp ca-pô là khoảng 300 USD (gần 7 triệu đồng). Tự sửa chữa sẽ tốn khoảng 150 USD tiền vật liệu.