Taplo xe ô tô biểu thị những gì?
Nếu sử dụng xe hơi, chắc hẳn bạn sẽ không còn lạ lẫm với bộ phận táp lô. Taplo ô tô là gì? Taplo biểu thị những gì? Thấu hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về bộ phận không thể thiếu của xe hơi này. Cùng chúng tôi khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Taplo ô tô là gì?
Bảng táp lô hay còn gọi là bảng điều khiển ô tô. Taplo hiển thị những thông tin cơ bản mà người điều khiển xe hơi quan tâm khi di chuyển phương tiện trên đường. Táp lô thường được lắp ở những vị trí thuận tiện để người lái dễ dàng quan sát, hạn chế tình trạng sao lãng khi điều khiển xe hơi. Táp lô thường nằm ngay sau vô lăng, dưới kính chắn gió phía trước của xe ô tô.
Tùy vào hãng xe, đời xe mà thông tin biểu hiện của táp lô có sự khác biệt. Tuy nhiên, bảng điều khiển trên xe sẽ gồm một số loại đồng hồ sau: đồng hồ đo nhiên liệu, đồng hồ đo vòng tua, đồng hồ đo tốc độ (công tơ mét), đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát.
Taplo xe ô tô biểu thị những gì?
Với những người mới bắt đầu tìm hiểu về xe hơi, nắm rõ các loại đồng hồ trên táp lô vô cùng quan trọng. Xe càng hiện đại, càng cao cấp thì thông tin càng phức tạp hơn.
Dưới đây là một số loại đồng hồ trên táp lô phổ biến:
Đồng hồ taplo đo tốc độ (công tơ mét)
Đồng hồ đo tốc độ có hình tròn, có kim chỉ, trên mặt chia vạch và đánh số. Loại đồng hồ này thường có kích thước lớn nhất so với các chỉ dẫn khác. Loại đồng hồ này được sử dụng để thông báo tốc độ hiện tại của xe.
Công tơ mét ở Việt Nam thường thể hiện tốc độ theo km/h. Một số loại xe nhập khẩu ở các nước khác như Anh, Mỹ,…đồng hồ sẽ có thêm tốc độ đo theo đơn vị dặm/giờ (mph – mile per hour).
Trên công tơ mét còn có thông tin về quãng đường xe đã chạy, thường chia làm 2 loại:
ODO (toàn bộ quãng đường xe đã chạy từ lúc xuất xưởng)
TRIP (quãng đường đo được trên một hành trình để tài xế tính được mức tiêu thụ nhiên liệu của xe).
Đồng hồ taplo đo vòng tua máy
Đồng hồ đo vòng tua máy trên bảng điều khiển táp lô cũng có hình tròn nhưng kích thước nhỏ và nằm cạnh đồng hồ đo tốc độ. Người dùng có thể biết số vòng tua hiện tại của trục khuỷu động cơ trong 1 phút qua loại đồng hồ này. Khi máy hoạt động ở trạng thái chờ thì số vùng tua thường dưới 1000 vòng/phút. Khi kim vòng tua chỉ gần vạch đỏ, tức là máy đang hoạt động gần tới mức độ tối đa. Lúc này, người lái nên giảm ga hoặc tăng số lên cao để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.
Khi chuẩn bị xuất phát, người lái xe nên tăng ga cho vùng tua máy lên khoảng 2000 vòng/phút để tránh chết máy. Khi vòng tua cao trên 2500 vòng/phút, bạn cần tăng số đồng hồ để hạn chế máy bị gằn. Còn nếu vòng tua xuống dưới 1000 vòng/phút thì xe bị giật, đuối máy nên cần giảm số để tránh bị chết máy.
Ý nghĩa biểu tượng đồng hồ đo nhiên liệu
Công cụ hiển thị trên táp lô tô này cho biết lượng nhiên liệu còn lại trong bình. Mức đầy được thể hiện bằng chữ F (Full) và mức hết sạch nhiên liệu là chữ E (Empty).
Đồng hồ taplo đo nhiệt độ nước làm mát
Thiết bị này cho biết nhiệt độ hiện tại của nước làm mát động cơ, mức nhiệt hiện tại so với mức nóng và lạnh. Thông thường, khi xe chạy trong điều kiện thời tiết bình thường, nhiệt độ nước làm mát sẽ ở mức ổn định. Khi đó, kim đồng hồ thường chỉ vào khoảng giữa H và C hoặc hơi lệch về phía vạch C.
Khi kim đồng hồ chỉ gần đến vạch H, điều đó cho thấy máy đang rất nóng và chủ xe cần phải dừng lại để kiểm tra hệ thống làm mát để tránh làm hư hỏng máy.
Ý nghĩa đèn cảnh báo trên bảng taplo
Trên bảng điều khiển taplo, đèn cảnh báo gồm nhiều loại đèn với ý nghĩa khác nhau như: cửa đang mở, đèn pha đang bật, dây an toàn chưa thắt, cảnh báo trục trặc trong hệ thống máy, điện,…
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đã mang lại thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về táp lô. Điều này sẽ giúp bạn sử dụng và lái xe an toàn trên mọi chặng đường. Nếu bạn còn băn khoăn hay cần tư vấn hỗ trợ về phụ kiện, hóa chất, phim cách nhiệt, dịch vụ chăm sóc ô tô. Hãy liên hệ ngay phụ tùng ô tô MAST qua hotline để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất nhé!